(chinhphu.vn)
- tiếp tục chấn chỉnh, đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, công tác chuẩn bị nhân
sự; nâng cao chất lượng chuẩn bị văn kiện; cụ thể hóa quy định về thời gian giữ
chức vụ đối với cán bộ được giới thiệu ứng cử chức vụ cao hơn;... là những điểm
mới của chỉ thị số 35-ct/tw về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ xiv của đảng.
Toàn
cảnh Hội nghị toàn quốc quán triệt Chỉ thị số 35-CT/TW tại Hội trường Diên
Hồng, ngày 9/7/2014.
Ngày
14/6/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 35-CT/TW về đại hội đảng bộ các
cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Đồng
chí Ngô Minh Tuấn, Tổng Biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng, Báo cáo viên Trung ương
đã cho biết những điểm mới của Chỉ thị số 35-CT/TW.
Tiếp tục chấn chỉnh, đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, công tác
chuẩn bị nhân sự
Thứ
nhất, về
yêu cầu: Chỉ thị lần này đã cơ bản kế thừa các yêu cầu trong Chỉ thị đại hội
đảng bộ các cấp một số nhiệm kỳ gần đây; các quan điểm, mục tiêu, yêu cầu của
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp
nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ,
các quy định của Đảng có liên quan.
Đồng
thời, tiếp thu đầy đủ chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Tiểu ban Nhân sự
Đại hội XIV của Đảng.
Chỉ thị
đặt ra 7 yêu cầu đối với công tác chuẩn bị và tiến hành đại
hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, trong đó bổ sung mới 1 yêu cầu nêu rõ
chỉ đạo của Bộ Chính trị cần tiếp tục chấn chỉnh, đổi mới mạnh mẽ công tác cán
bộ, công tác chuẩn bị nhân sự.
Nâng cao chất lượng chuẩn bị văn kiện
Thứ
hai, về
chuẩn bị văn kiện: Chỉ thị nhấn mạnh việc nâng cao chất lượng chuẩn bị văn
kiện; quá trình xây dựng dự thảo văn kiện đại hội phải phát huy dân chủ, trí
tuệ tập thể, tiếp thu tối đa ý kiến đóng góp của các cấp ủy, tổ chức đảng trực
thuộc và của cán bộ, đảng viên.
Đồng
thời, Chỉ thị nhấn mạnh việc ý kiến tham gia, góp ý, hiến kế của cán bộ, đảng
viên, nhân dân; trong thảo luận cần hết sức cầu thị, lắng nghe, tôn trọng ý
kiến lẫn nhau, tạo sự đoàn kết, thống nhất cao, nhất là đối với những vấn đề
mới, vấn đề khó.
Cụ thể hóa quy định về thời gian giữ chức vụ đối với cán bộ được
giới thiệu ứng cử chức vụ cao hơn
Thứ ba, về tiêu chuẩn cấp ủy
viên nhiệm kỳ 2025-2030: Chỉ thị lần này cơ bản kế thừa tiêu chuẩn nêu tại Chỉ
thị 35 của Bộ Chính trị khóa XII, Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII; tiêu chuẩn cán bộ nêu tại Quy định số
89-QĐ/TW ngày 4/8/2017 và Quy định số 214-QĐ/TW ngày 2/1/2020 của Bộ Chính trị
và các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Đồng
thời, Chỉ thị đã bổ sung, cụ thể hóa quy định về thời gian giữ chức vụ đối với
cán bộ được giới thiệu ứng cử chức vụ cao hơn theo Quy định số 80-QĐ/TW ngày
18/8/2022 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu
cán bộ ứng cử.
Cụ thể,
cán bộ được giới thiệu để bầu tham gia cấp ủy, các chức danh lãnh đạo cấp
ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội (chức vụ cao
hơn), nhìn chung phải có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ
tương đương ít nhất là 2 năm (24 tháng).
Trường
hợp đặc biệt có thời gian giữ chức vụ ít nhất là 1 năm (12 tháng), do cấp ủy có
thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ xem xét, quyết định.
Đồng
thời, Bộ Chính trị giao cấp ủy các cấp cụ thể hóa tiêu chuẩn cấp ủy cho phù hợp
với tình hình, đặc điểm của địa phương, cơ quan, đơn vị, đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ chính trị của đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030 và những năm tiếp theo.
Bổ sung, điều chỉnh quy định về tái cử chức danh lãnh đạo chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội
Thứ tư, về độ tuổi tái cử và
lần đầu tham gia cấp ủy, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị
- xã hội, Chỉ thị lần này tiếp tục kế thừa khóa XII xác định: Những đồng chí
lần đầu tham gia cấp ủy, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị
- xã hội phải còn thời gian công tác ít nhất trọn 1 nhiệm kỳ trở lên; giới
thiệu tái cử cấp ủy phải còn thời gian công tác ít nhất từ 1/2 nhiệm kỳ (30
tháng) trở lên.
Đồng
thời, bổ sung, điều chỉnh quy định về tái cử chức danh lãnh đạo chính quyền,
Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội là: Cán bộ tái cử cấp ủy thì
được tái cử các chức danh lãnh đạo chính quyền, mặt trận Tổ quốc, các tổ chức
chính trị - xã hội nhưng phải còn thời gian công tác ít nhất 18 tháng trở lên
tại thời điểm bầu cử hoặc đại hội của mỗi tổ chức.
Phấn đấu đổi mới không dưới 1/3 tổng số cấp uỷ viên trong mỗi
nhiệm kỳ
Thứ
năm, về cơ
cấu, tỷ lệ cán bộ tham gia cấp ủy và chủ trương cán bộ không là người địa
phương: Chỉ thị của Bộ Chính trị quy định rõ phải bảo đảm sự lãnh đạo trực
tiếp, toàn diện của cấp ủy đối với những địa bàn, lĩnh vực quan trọng, nhưng
coi trọng chất lượng, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn.
Không
nhất thiết địa phương, ban, ngành nào cũng phải có người tham gia cấp ủy.
Quy
định thống nhất những chức danh có cơ cấu "cứng" tham gia ban thường
vụ, số chức danh còn lại do cấp ủy quyết định cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ
chính trị và tình hình đội ngũ cán bộ.
Phấn
đấu đổi mới không dưới 1/3 tổng số cấp ủy viên trong mỗi nhiệm kỳ; phấn đấu đạt tỉ lệ
cấp ủy viên nữ từ 15% trở lên và có cán bộ nữ trong ban thường
vụ; phấn đấu tỉ lệ cán bộ trẻ từ 10% trở lên, trong đó, độ
tuổi cán bộ trẻ được điều chỉnh, bổ sung dưới 42 tuổi đối với cấp tỉnh, cấp
huyện; dưới 40 tuổi đối với cấp xã theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày
18/11/2020 của Chính phủ; tỉ lệ cấp ủy viên là người dân tộc thiểu số bảo
đảm phù hợp với đặc điểm, cơ cấu dân tộc và điều kiện cụ thể của từng địa
phương, cơ quan, đơn vị.
Cơ bản
thực hiện chủ trương bố trí bí thư cấp uỷ cấp tỉnh không là người địa phương
gắn với việc sử dụng, bố trí hài hoà nguồn cán bộ tại chỗ trong quy
hoạch; hoàn thành 100% ở cấp huyện; khuyến khích thực hiện ở cấp xã
và các chức danh khác.
Số lượng ban thường vụ cấp ủy cấp huyện từ 11 đến 13 đồng chí;
số lượng cấp uỷ viên đảng bộ cấp xã không quá 15
Thứ
sáu, về số
lượng cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ cấp uỷ các cấp: Chỉ thị lần này xác
định số lượng cấp ủy viên cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện như nhiệm kỳ 2015 -
2020 và quy định cán bộ Trung ương điều động, luân chuyển giữ chức vụ bí thư,
phó bí thư cấp ủy hoặc phó bí thư, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh nằm trong
số lượng ủy viên ban chấp hành, ủy viên thường vụ cấp ủy cấp tỉnh nêu trên.
Đồng
thời, bổ sung, quy định cụ thể hơn: Số lượng
ban thường vụ cấp ủy cấp huyện từ 11 đến 13 đồng chí; số lượng cấp uỷ viên
đảng bộ cấp xã không quá 15; ban thường vụ không quá
5, định hướng bố trí cơ cấu ban thường vụ đối với một số chức danh cụ
thể và giao ban thường vụ cấp uỷ cấp tỉnh cụ thể hóa, chỉ đạo ban thường vụ cấp
uỷ cấp huyện xem xét, quyết định cơ cấu cụ thể cho thống nhất và phù hợp với
tình hình, yêu cầu nhiệm vụ.
Đối với
những đảng bộ cấp xã, cấp huyện hợp nhất, sáp nhập thì số lượng cấp ủy
viên có thể nhiều hơn nhưng tối đa không quá tổng số lượng hiện có trước khi
hợp nhất và chậm nhất sau 5 năm, thì phải thực hiện theo quy định.
Quy trình nhân sự tái cử: 2 bước, rút đi 3 bước so với nhiệm kỳ
trước
Thứ
bảy, về quy
trình nhân sự, cơ bản thực hiện theo Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị khóa XII và Quy
định số 80-QĐ/TW ngày 18/8/2022 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và
bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, đồng thời bổ sung để bảo đảm dân chủ, chặt
chẽ trên cơ sở xác định rõ thẩm quyền của tập thể lãnh đạo trong công tác nhân
sự, đáp ứng yêu cầu thực tiễn; quy trình nhân sự tái cử (2 bước, rút đi
3 bước so với nhiệm kỳ trước) và quy trình nhân sự lần đầu tham gia
cấp uỷ (5 bước, trong đó bổ sung mới nội dung quy định cụ thể về nguyên
tắc lựa chọn và tỉ lệ số dư ở mỗi bước); trình tự thực hiện đối với các
đồng chí tái cử trước, sau đó là các đồng chí tham gia lần đầu.
Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định, hướng dẫn liên quan, bảo
đảm đồng bộ, thống nhất
Thứ
tám, về tổ
chức thực hiện: Chỉ thị của Bộ Chính trị yêu cầu các cấp uỷ trực
thuộc Trung ương tổ chức quán triệt Chỉ thị; các ban đảng Trung ương theo chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình hướng dẫn, theo dõi, tuyên truyền, kiểm tra,
đôn đốc việc chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp.
Đồng
thời, giao Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, các ban, cơ quan
đảng ở Trung ương, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị -
xã hội; các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị liên quan chỉ đạo, rà soát,
sửa đổi, bổ sung các quy định, hướng dẫn liên quan, bảo đảm
đồng bộ, thống nhất với Chỉ thị này và các quy định của Đảng; sớm
ban hành quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, có
chính sách cụ thể để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp uỷ, quản lý các cấp
có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, dám nghĩ, dám làm, dám
chịu trách nhiệm, đổi mới, sáng tạo vì lợi ích chung.